Chấn thương đầu gối khi đá bóng rất phổ biến đối với những người chơi thể thao, đặc biệt là những người chơi bóng đá. Hãy cùng Bulbal tìm hiểu các chấn thương đầu gối phổ biến và cách tránh chấn thương đầu gối giúp bạn có những trận bóng nảy lửa mà không lo chấn thương.
Các chấn thương đầu gối khi đá bóng phổ biến hiện nay
1. Bong gân – nguyên nhân phổ biến gây chấn thương đầu gối khi đá bóng
Bong gân đầu gối có thể xảy ra bất cứ khi nào nếu gân hoặc cơ ở gối đột nhiên bị kéo giãn dẫn đến rách. Có nhiều mức độ bong gân, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Di chuyển quá nhanh khi chưa giãn cơ, nhảy lên và đáp xuống bằng chân, trật khớp gối… đều là những nguyên nhân có thể gây bong gân đầu gối.
Bong gân khi đá bóng – Ảnh Internet
2. Trật khớp gối
Trật khớp gối là chấn thương nặng và hiếm gặp trong các loại chấn thương. Khi bị trật khớp gối, cần được sơ cứu đúng cách, càng sớm càng tốt để tránh biến chứng xấu nhất. Đa phần các bệnh nhân trật khớp gối đều cần trải qua nhiều cuộc phẫu thuật để tái tạo các cấu trúc tổn thương, phục hồi chức năng khớp.
Trật khớp gối khi đá bóng – Ảnh Internet
3. Chấn thương dây chằng
Chấn thương dây chằng thường là đứt, giãn dây chằng,… Và tùy vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương dây chằng mà sẽ có hướng điều trị. Thông thường, nếu không phải là trường hợp nghiêm trọng, các chấn thương dây chằng đều có thể điều trị thành công được mà không cần phẫu thuật.
Chấn thương dây chằng khi đá bóng
Cách sơ cứu khi có người bị chấn thương đầu gối khi đá bóng
Nếu không may, gặp trường hợp bị chấn thương đầu gối khi đá bóng, hãy thực hiện sơ cứu theo các bước sau:
Bước 1: Đặt người bị chấn thương nằm xuống (tốt nhất là nằm trên băng ca cứu thương) để cách nhiệt với sân đấu. Cố gắng không làm ảnh hưởng đến phần gối bị đau và để bệnh nhân ở tư thế thoải mái nhất.
Bước 2: Tiến hành chườm mát vào vùng bị thương trong 20-30 phút để giảm đau và sưng nề.
Bước 3: Cố định vùng bị thương bằng cách sử dụng 2 thanh gỗ, tre hoặc miếng bìa cứng nẹp qua hai khớp trên và dưới của vùng bị tổn thương.
Bước 4: Đưa người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất.
Lưu ý khi sơ cứu người bị chấn thương đầu gối
Không tác động trực lên vết thương bằng phương pháp xoa bóp, có thể khiến cho cảm giác đau và sưng trầm trọng hơn.
Không dùng phương pháp chườm nóng hoặc dùng rượu xoa bóp vì không những không làm giảm triệu chứng mà còn gây phản tác dụng.
Cách tránh chấn thương đầu gối khi đá bóng
Khởi động tránh chấn thương đầu gối
Các bài tập duy trì thể lực là biện pháp để giúp giảm nguy cơ chấn thương đầu gối khi đá bóng hiệu quả nhất. Bạn nên thường xuyên thực hiện các bài tập tốt cho khớp gối, tăng cường sức bền nhóm cơ hỗ trợ dây chằng. Cụ thể như:
- Làm nóng, khởi động cơ thể để tránh chấn thương khớp gối, đau cổ chân khi đá bóng
- Mang giày, dụng cụ, quần áo bảo vệ cho ống chân, đầu gối phù hợp để tránh va đập, gây chấn thương trong quá trình tập luyện, thi đấu
- Thực hiện các động tác càng đúng kỹ thuật càng tốt
- Tránh chuy ển động đột ngột khi di chuyển với tốc độ cao
- Dành 5-10 phút để kéo giãn cơ nhẹ nhàng sau khi kết thúc trận đấu hoặc tập luyện
Giãn cơ sau khi tập luyện
Chấn thương là điều không ai mong muốn, vì thế bạn cần trang bị cho mình những kiến thức về cách chấn thương để tránh được những nỗi đau do chấn thương ngoài ý muốn.
Hãy theo dõi BULBAL để biết thêm những kiến thức bóng đá thú vị và hữu ích nhé!