ĐỪNG BỎ QUA BÀI VIẾT NÀY NẾU KHÔNG MUỐN DÍNH CHẤN THƯƠNG KHI ĐI ĐÁ BÓNG

NHUNG-CHAN-THUONG-THUONG-GAP-TRONG-BONG-DA

Chấn thương là nỗi ám ảnh thường trực của các cầu thủ bóng đá.

Việc để xảy ra chấn thương là điều không ai mong muốn, nhưng làm sao để hạn chế tối đa là điều các anh em thể thao cực kỳ quan tâm.

NHUNG-CHAN-THUONG-THUONG-GAP-TRONG-BONG-DA
NHỮNG CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP TRONG BÓNG ĐÁ

Hãy cùng Bulbal tìm hiểu cách đá thông minh và điều trị chấn thương trong bóng đá.

Các loại chấn thương phổ biến nhất trong bóng đá

1 Bong gân và đau cơ

Bong gân là loại chấn thương phổ biến và hay gặp nhất trong các hoạt động thể thao mạnh, nhất là trong bóng đá.

Bong gân (sprain) là tổn thương dây chằng – phần mô nối hai hoặc nhiều tại một khớp, khiến cho một hoặc nhiều dây chằng bị giãn hoặc rách.

Chấn thương cơ gân (strain): Xảy ra khi phần bắp thịt hay dây gân bị kéo giãn hay rách, thường ở dây gân sau đầu gối và bắp thịt lưng.

Tình trạng này thường được xử lý bằng phương pháp RICE

R (Rest – nghỉ ngơi): Bạn cần giới hạn hoạt động trong khoảng 24 – 48 giờ đầu tiên, có thể sử dụng nẹp hoặc nạng để hỗ trợ vận động.

I (Ice – chườm đá lạnh): Bạn hãy dùng túi nước đá chườm sau mỗi 20 phút trong 48 – 72 giờ để hạn chế sưng đau.

 C (Compression – dùng băng ép): Bạn có thể dùng băng thun quấn ép nhẹ quanh vùng khớp chấn thương.

 E (Elevate – Nằm kê cao): Trường hợp đau vùng cánh tay hoặc chân, bạn hãy nằm kê gối cao dưới các bộ phận này để giảm sưng bầm.

Lưu ý: tùy vào mức độ nặng hay nhẹ mà có cách điều trị khác nhau. Cách tốt nhất bạn cần gặp bác sĩ để chẩn đoán tình trạng và có phương pháp điều trị phù hợp. 

NHUNG-CHAN-THUONG-THUONG-GAP-TRONG-BONG-DA
NHỮNG CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP TRONG BÓNG ĐÁ

2 Bong gân mắt cá chân

Bong gân mắt cá chân hay còn có tên gọi dân gian là “lật sơ mi”.  Lật sơ mi có thể nhẹ, tự khỏi sau vài ngày hoặc cũng có thể rất nặng và cần điều trị lâu dài. 

Các mức độ tổn thương mắt cá chân

Mức Độ 1 (nhẹ): dây chằng bị kéo giãn nhẹ, tổn thương ở mức độ tế bào (chỉ thấy trên kính hiển vi) với biểu hiện ngoài da là sưng nề nhẹ quanh mắt cá chân. Bệnh nhân vẫn cử động được cổ chân, đi đứng được.

Mức Độ 2 (trung bình): đứt một phần dây chằng với biểu hiện: sưng nề mức độ vừa phải quanh khớp cổ chân. Cảm giác mất vững khớp cổ chân khi thăm khám. Bệnh nhân có thể cảm thấy cổ chân bị lỏng lẻo.

Mức Độ 3 (nặng): đứt hoàn toàn dây chằng, biểu hiện sưng nề, bầm tím toàn bộ cổ chân, khi thăm khám thấy khớp cổ chân mất vững rõ. Bệnh nhân hầu như không thể đứng bằng chân tổn thương được.

NHUNG-CHAN-THUONG-THUONG-GAP-TRONG-BONG-DA
NHỮNG CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP TRONG BÓNG ĐÁ

3 Tổn thương gót Achilles

Tổn thương gân Achilles thường do sự quá tải về lực, trọng lực trực tiếp lên gân – có thể thấy ở những người chơi thể thao có di chuyển với tốc độ cao.

Dấu hiệu tổn thương gân Achilles

Biểu hiện nhẹ là cảm giác đau rát bỏng hay đau cứng phần bắt chân sau vào buổi sáng. Thuốc giảm viêm, giảm đau, chườm lạnh, gác chân cao sẽ hữu ích cho giai đoạn này.

Nguy cơ bị đứt gân khi cảm thấy đau vùng gót khi căng gót hoặc đứng trên đầu mũi chân. Cảm giác này sẽ đau dai dẳng, thậm chí lâu lâu còn nghe tiếng nổ hay tiếng rắc ở vùng gân xuất hiện cùng với đau do gân bị đứt.

Nếu cảm thấy có những biểu hiện trên, hãy đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm.

4 Chấn thương đầu gối

Chấn thương đầu gối có thể bao gồm nhiều dạng khác nhau. Một số trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà.

Tuy nhiên, phần lớn chấn thương ở đầu gối cần được can thiệp y tế để chữa lành thương tổn hoàn toàn, đồng thời hạn chế rủi ro phát sinh biến chứng ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp gối.

Một số biểu hiện thường gặp

– Gãy xương

– Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL)

– Chấn thương dây chằng chéo sau (PCL)

– Chấn thương dây chằng trong khớp gối (MCL)

– Chấn thương dây chằng ngoài khớp gối (LCL)

– Trật khớp gối

– Rách sụn chêm khớp gối

– Hội chứng dải chậu chày

– Viêm khớp

– Viêm bao hoạt dịch

–  Bong gân

Mỗi loại chấn thương sẽ có cách điều trị khác nhau, điều trị càng sớm khả năng phục hồi càng cao.

Vì vậy, nếu cảm thấy có biểu hiện hãy gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chấn thương phù hợp, bạn có thể tham khảo thông tin tại Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình.

Những cách đơn giản để hạn chế

NHUNG-CHAN-THUONG-THUONG-GAP-TRONG-BONG-DA
NHỮNG CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP TRONG BÓNG ĐÁ

Bạn có thể giảm thiểu được đáng kể khả năng chấn thương nếu thực hiện đúng các khâu chuẩn bị trước khi bước vào sân.

– Đeo giày đúng kích cỡ bàn chân. Điều này quan trọng hàng đầu bởi nếu bạn không đi đúng chất lượng và sai lệch về các thông số so với bàn chân sẽ lập tức dẫn đến chấn thương chỉ sau vài bước chạy mà không cần va chạm với cầu thủ đối phương.

– Sử dụng đệm lót ống quyển và bảo vệ mắt cá chân.

– Khởi động kỹ càng trước khi vào sân. Nhiều người chơi nghiệp dư, hay đúng hơn là tham gia bóng đá phủi thường bỏ qua nguyên tắc này.

– Cải thiện thói quen tập luyện: Hãy luyện tập với tần suất thường xuyên và đều đặn. Đừng hoạt động quá sức khi lâu ngày mới quay trở lại luyện tập.

Thể thao là niềm đam mê và phương pháp rèn luyện sức khỏe hiệu quả, nhưng hãy cân bằng và chú ý để tránh những sai lầm đáng tiếc xảy ra để phải hối tiếc về sau.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo