Bóng là môn thể thao đối kháng đòi hỏi chúng ta phải vận động liên tục cùng với đó là những pha va chạm với đối thủ trong đối thủ. Do đó tình trạng chấn thương rất thường xuyên xảy ra, không chỉ ở những cầu thủ chuyên nghiệp mà cả những anh em yêu thích bóng đá thường xuyên đến sân chơi bóng. Vì vậy trong bài viết này Bulbal chia sẽ đến anh em 3 chấn thương trong bóng đá thường gặp nhất khi đá bóng và cách né tránh.
1.CÁC TRƯỜNG HỢP CHẤN THƯƠNG TRONG BÓNG ĐÁ THƯỜNG GẶP
Bong gân:
là tình trạng dây chằng ở khớp bị giãn hoặc tổn thương (rách một phần hoặc toàn bộ). Bong gân thường là do các tình huống té ngã hoặc va chạm mạnh dẫn đến. Cách để nhận biết bong gân dễ nhất là chỗ bị đau sưng viêm, có dấu bầm tím hoặc đau nhói khó chịu các vị trí thường bị bong gân nhất là: cổ chân, mắt cá chân, đầu gối…
Dấu hiệu bong gân
Trật khớp:
Nguyên nhân dẫn đến trật khớp ở những pha va chạm mạnh, té ngã hoặc lật cổ chân khi đang thi đấu. Khi này các khớp chỗ bị sẽ bị tổn thương do khớp sương bị lệch với nhau dẫn đến sưng to, đau nhói liên tục, tay hoặc chân nơi bị trật khớp sẽ không co duỗi được gây khó khăn trong việc vận động, di chuyển.
Khớp sưng to khi bị trật
Lật sơ mi:
Đây là chấn thương dễ gặp nhất khi đá bong, gây khó chịu cho không ít anh em thậm chí khiến nhiều anh em ngừng chơi bóng một thời gian dài. Lật sơ mi là tình trạng dây chằng bao quanh khớp đó bị đứt hoặc tổn thương, các triệu chứng có phần giống với bong gân nhưng bong gân có thể khắc phục hoàn toàn còn lật sơ mi thì không. Khi đã bị lật sơ mi sẽ không hồi phục hoàn toàn được nếu vận động mạnh thì chỗ đau sẽ tái phát và gây khó chịu và ảnh hưởng đến nhiều hoạt động hàng ngày của chúng ta.
Lật sơ mi cổ chân
2.CÁCH SƠ CỨU TẠI NHÀ KHI BỊ CHẤN THƯƠNG
Đối với những chấn thương bên trên khi xảy ra thì các bạn có thể dùng phương pháp RICE để sơ cứu giúp làm dịu cơn đau và hồi phục nhanh hơn.
Nghỉ ngơi (Rest): Người bị chấn thương nên nghỉ ngơi, ít vận động nhằm giảm đau và giúp thời gian phục hồi được rút ngắn.
Chườm lạnh (Ice): Là phương pháp dùng đá lạnh chườm lên vùng chấn thương trong vòng 24 giờ từ lúc chấn thương giúp giảm sưng và đau.
Lưu ý: Mỗi lần chườm đá thì chỉ nên từ 20 – 30 phút và cách nhau từ 3 cho đến 4 giờ. Liên tục lặp lại từ 2 – 3 ngày sau chấn thương.
Băng bó (Compression): giúp các khớp hoặc dây chằng bị lệt, trật được cố định. Không nên băng bó quá chặt mà nên nới lỏng một chút để giúp máu có thể được lưu thông tốt hơn đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Nâng cao (Elevation): là phương pháp kê gối nằm bên dưới vị trí chấn thương cao hơn so với toàn bộ cơ thể, giúp máu lưu thông đến chỗ chấn thương tốt hơn giảm sưng viêm, đau tạo cảm giác thoải mái.
Lưu ý: với những trường hợp bị bong gân nặng sưng to và bầm tím khu vực chấn thương trở nên lỏng lẻo hoặc cứng lại không thể cử động được, nhất là khi có dấu hiệu nóng sốt hoặc vị trí chân thương có biến chuyển xấu hơn sau 48 tiếng, thì hãy gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm những bài viết khác của Bulbal: